Chàng trai 'gây sốt' trên mạng khi dùng con rối để múa nhạc của Sơn Tùng M-TP
Khi những chuyến tàu vận hành liên tục cả ngày lẫn đêm, tại các ga ngầm và trên cao, nhân viên nhà ga metro luôn túc trực ở nhiều điểm để hướng dẫn hành khách di chuyển.Ghi nhận tại metro số 1, trong những ngày qua, nhiều hành khách vẫn còn bỡ ngỡ với các quy định tại đây. Đặc biệt, khu vực ke ga ở các ga trên cao và ngầm là nơi nhân viên thường xuyên phải di chuyển để nhắc nhở hành khách. Theo quy định đảm bảo an toàn, hành khách khi đợi tàu tại ke ga không được vượt qua vạch vàng. Tuy nhiên, do chưa quen với quy tắc này, nhiều hành khách đã vô tình vi phạm và được nhắc nhở liên tục.Khoảng 11 giờ 30, ngày 5.1, tại ga Ba Son, một trường hợp hành khách không hợp tác khi qua cổng kiểm soát đã xảy ra. Dù nhân viên nhà ga đã hướng dẫn cài đặt ứng dụng và đăng ký thẻ Mastercard để sử dụng, nhưng hành khách này vẫn từ chối thực hiện và cố tình xông qua cổng để xuống ke ga.Với những ngày đầu tuyến metro vận hành, một số hành khách còn mang thức ăn và ăn uống ngay trên tàu. Số khác chưa nắm rõ nội quy, khi đến ga mang theo thức ăn, nước uống đã phải cất hoặc bỏ lại sau khi được nhân viên nhắc nhở tại cổng kiểm soát. Tại ga Bến Thành, vào trưa 5.1, một số gia đình thậm chí còn ngồi tại sảnh nhà ga, bày biện đồ ăn như đang tổ chức dã ngoại.Anh Trịnh Văn Quân (ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ rằng bản thân mới tiếp cận việc đi metro gần đây nên vẫn còn nhiều điều bỡ ngỡ. Từ các quy định đến cách di chuyển, anh chưa nắm rõ hoàn toàn và đôi lúc mắc lỗi, phải nhờ nhân viên hướng dẫn. Tuy nhiên, sau vài lần trải nghiệm, anh đã chú ý hơn và tuân thủ đúng các quy định.Theo anh Quân, việc xây dựng văn hóa metro, tạo thói quen đi lại văn minh và tôn trọng giao thông công cộng là điều rất cần thiết lúc này. Anh cho rằng việc này không thể thực hiện trong ngày một ngày hai mà cần thời gian để người dân thích nghi. Cá nhân anh đề xuất rằng mỗi hành khách nên tự ý thức hơn khi đến ga, đồng thời đơn vị quản lý metro số 1 cần đẩy mạnh truyền thông, cung cấp thông tin rộng rãi đến người dân. Qua đó, dần hình thành một nếp sống văn minh trong giao thông công cộng, tương tự như cách mà xe buýt đã làm tại TP.HCM.Bà Văn Thị Hữu Tâm, Phó giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 cho biết từ khi vận hành chính thức, đã ghi nhận nhiều trường hợp hành khách thường xuyên vi phạm các quy định. Cụ thể như vi phạm quy định về cửa và vạch cảnh báo an toàn. Nguyên nhân hành khách đứng chặn cửa tàu để chờ người thân lên xuống, gây nguy hiểm. Nhiều hành khách chưa nắm rõ thời gian mở và đóng cửa tàu chỉ trong 30 giây, dẫn đến việc cố gắng lao ra khi cửa đang đóng. Hành khách mang đồ ăn, thức uống vào khu vực thu phí, không tuân thủ nội quy dù đã được nhắc nhở. Một số hành khách mang theo thú cưng trong ba lô nhưng lại thả ra khi lên ke ga, gây ảnh hưởng đến không gian chung. Hành khách sử dụng chân máy trong nhà ga và trên tàu, gây cản trở cho hành khách khác. Dù đã được giải thích về lý do cấm sử dụng để đảm bảo an toàn, hành khách mới hợp tác. Có trường hợp hành khách chồm ra ngoài cửa EWD (cửa chỉ để nhân viên nhà ga sử dụng trong tình huống khẩn cấp) để chụp hình, không tuân thủ nhắc nhở của nhân viên và tiếp tục di chuyển đến các vị trí khác để chụp ảnh. Có trường hợp cởi bỏ trang phục, thiếu thuần phong mỹ tục khi chụp ảnh. Số lượng nhân viên của nhà ga quá tải tập trung phục vụ hành khách, không đủ để nhanh chóng ngăn cản khi có tình huống này. Một số hành khách chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, như ngồi lên bồn cầu không đúng cách, làm nước bắn ra sàn, hoặc sử dụng nhà vệ sinh như phòng tắm cá nhân, gây ảnh hưởng đến người dùng sau. Một số gia đình có trẻ nhỏ để bé giải quyết không đúng chỗ thay vì đưa vào nhà vệ sinh, gây mất vệ sinh và ảnh hưởng đến không gian chung.Gặp các trường hợp vi phạm quy định, nhân viên nhà ga thường xuyên thực hiện các biện pháp nhắc nhở và giải thích nhẹ nhàng để hành khách hiểu và tuân thủ nội quy. Do mới vận hành, nhiều hành khách chưa quen với các quy định, nên nhân viên nhà ga chú trọng vào việc hướng dẫn và giải thích rõ ràng nhằm xây dựng văn hóa đi tàu an toàn và văn minh. Bà Tâm cho biết, từ ngày 6.1, đơn vị sẽ bố trí 2 nhân viên bảo vệ trên mỗi tàu để nhắc nhở hành khách, hạn chế và ngăn ngừa các hành vi không đúng. Nhân viên nhà ga liên tục nhắc nhở, hướng dẫn hành khách từ khi vào ga cho đến khi lên tàu để họ nắm rõ các quy định. Ngoài ra, các tình nguyện viên có mặt trên tàu để hỗ trợ nhắc nhở, hướng dẫn hành khách, đảm bảo mọi người tuân thủ nội quy và tạo ra môi trường di chuyển an toàn, văn minh. "Chúng tôi đang dán thêm nhiều biển báo cấm như cấm hút thuốc, cấm ăn uống và các bảng nội quy quy định trên tàu để hành khách dễ dàng nhận biết và tuân thủ", bà Tâm chia sẻ.Khai giảng chương trình đào tạo xây dựng đường sắt - metro
Lài xe điện đòi hỏi thay đổi một chút thói quen lái xe thông thường
Lên núi Bà Đen gặp ca sĩ nổi tiếng, 'giải nhiệt' với màn pháo hoa mãn nhãn
Nhiều năm trở lại đây, tình trạng triều cường xâm thực, sạt lở cuốn trôi đất đai, nhà cửa của các hộ dân sống tại khu vực cửa biển Sa Cần (thuộc thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) ngày càng nghiêm trọng. Hiện có gần 100 người ở khu vực này đang bị ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và an toàn tính mạng.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, khu vực cửa biển Sa Cần bị sạt lở nghiêm trọng, nhiều đoạn ăn sâu vào đất liền hơn 10 m với chiều dài gần 500 m. Tình trạng này gây ảnh hưởng cuộc sống và đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, nhà ở của người dân. Nhiều hộ dân đã gia cố bằng cọc tre, bờ đá, xây tường chắn bằng đá hộc… để ngăn ngừa sạt lở. Tuy nhiên, việc gia cố chỉ mang tính chất tạm thời, không có khả năng chống chịu khi sóng lớn, thiên tai, bão lũ xảy ra.Bà Nguyễn Thị Bằng (51 tuổi, ở thôn Tân Hy 1, xã Bình Đông) cho biết, năm 2020, bão số 9 đổ bộ khu vực cửa biển Sa Cần, nhà của bà bị sập một phần, hư hỏng nghiêm trọng. "Đến hiện tại, tôi vẫn chưa xây lại được nhà ở. Ngôi nhà không có người ở trong thời gian dài bị cỏ dại mọc, tường bám đầy rêu, nhiều hạng mục xuống cấp", bà Bằng nói.Để ứng phó với tình huống này, chính quyền địa phương luôn theo dõi triều cường, sóng lớn, bão lũ, khoanh vùng các khu vực nguy hiểm; thường xuyên thông tin cho các hộ dân biết, sẵn sàng phương án di dời. Đồng thời, chủ động khắc phục, hạn chế sạt lở bờ biển bằng các vật liệu tại chỗ, sẵn có. Chủ động bố trí lực lượng xung kích, dân quân, công an phối hợp với biên phòng, cảnh sát biển… để kịp thời ứng phó, gia cố bờ biển khi xảy ra sạt lở.Trước tình hình trên, UBND H.Bình Sơn đã có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở cửa biển Sa Cần ở xã Bình Đông và đầu tư khẩn cấp kè kiên cố chống sạt lở để đảm bảo an toàn tính mạng, nhà ở, đất ở của người dân.Còn tại bờ biển An Quang Đông (TT.Cát Khánh, H.Phù Cát, Bình Định), triều cường xâm thực khiến nước biển dâng cao kết hợp sóng lớn đã gây sạt lở bờ biển. Mưa lớn kết hợp triều cường đã "nuốt" 1/3 nền nhà của 1 hộ dân trong khu vực cùng nhiều diện tích hồ nuôi tôm, công trình phụ của 2 hộ dân lân cận.Ngày 9.1, ông Đinh Thành Tiến, Chủ tịch UBND TT.Cát Khánh, cho biết địa phương đã có văn bản báo cáo với UBND H.Phù Cát về tình trạng sạt lở, xâm thực tại bờ biển An Quang Đông, đồng thời đề nghị lãnh đạo huyện sớm xem xét, có hướng giải quyết nhằm tạo điều kiện cho hộ dân bị ảnh hưởng.Theo ông Tiến, nhà ở của ông Trương Văn Đông xây dựng năm 2019 với diện tích 72 m2, tại khu phố An Quang Đông. Qua kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng ghi nhận tình trạng sạt lở hàm ếch phần móng, nền nhà bị sụt lún nghiêm trọng có nguy có sập nhà bất cứ lúc nào."Trước đợt thiên tai năm 2024, chính quyền địa phương đã vận động hộ dân di dời đến nơi an toàn, trong nhà chỉ còn lại một số ít đồ dùng sinh hoạt cá nhân. Hiện nay, các hội đoàn thể ở địa phương đã hỗ trợ người dân di dời đồ đạc ra khỏi nhà để tránh bị thiệt hại. Đồng thời, lực lượng chức năng và người dân tại địa phương đã dùng bao cát, đá chẻ để chắc sóng các đoạn xung yếu có nguy cơ ảnh hưởng hộ dân", ông Tiến nói.
Tham gia vận động thể chất thường xuyên ít nhất 150 phút/tuần với cường độ vừa phải hoặc 75 phút/tuần với cường độ cao sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư. Một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất là kết hợp các bài sức bền như chạy bộ, đi bộ, đạp xe với nâng tạ. Nhờ vậy, cơ bắp không chỉ khỏe mạnh mà còn giúp cải thiện sức bền.
Trường THPT đầu tiên của TP.HCM công bố số thí sinh đăng ký dự thi lớp 10
Cùng tham gia nhập ngũ lần này, ở H.Vĩnh Linh còn có thêm 2 nữ tân binh là Lê Thị Kim Oanh (23 tuổi, ở xã Hiền Thành) và Lưu Thị Ngọc Hà (23 tuổi, ở xã Vĩnh Long).